Nhận diện chiêu thức lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý
Nhận diện chiêu thức lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý
Chuyên mục "Nhận diện các hình thức lừa đảo trực tuyến", kì 5 là câu chuyện bỗng dưng tài khoản của bạn nhận được một số tiền tương đối lớn từ một tài khoản hoàn toàn xa lạ, hãy cẩn trọng vì có thể kẻ xấu đang chờ bạn sập bẫy.
Độc giả hãy cùng đọc và chia sẻ để giảm thiểu tình trạng nhé!
1. Các kịch bản lừa đảo chuyển tiền nhầm phổ biến
Trong cùng một thời gian, các cơ quan chức năng nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh về việc tài khoản của mình tự nhiên nhận được một khoản tiền mà không biết người chuyển tiền là ai. Cùng lúc, trên các diễn đàn, mạng xã hội xôn xao cảnh báo về chiêu thức cố tình chuyển khoản nhầm để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Theo đó, chiêu thức lừa đảo này chủ yếu nhắm tới những người nhẹ dạ cả tin, những người để lộ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng. Sau khi cố tình chuyển khoản nhầm, các đối tượng lừa đảo sẽ tiếp tục thực hiện các kịch bản sau:
- Mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo về việc có người chuyển nhầm và yêu cầu khách hàng truy cập đường link website mạo danh nhằm dẫn dụ lấy thông tin như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
- Kẻ lừa đảo sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với nạn nhân và yêu cầu người này trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi suất cao.
Thậm chí, nhiều đối tượng còn đe dọa, khủng bố tin nhắn, điện thoại của nạn nân khiến họ hoảng sợ và lo lắng mà thực hiện theo yêu cầu. Có thể thấy, với sự phát triển của công nghệ và xã hội, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận biết. Nếu không đủ tỉnh táo, bất cứ ai đều có thể “sập bẫy” chiêu trò này.
2. Bị lừa đảo chuyển nhầm tiền phải làm sao?
Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, dù chưa có ai liên hệ cũng tuyệt đối không được tiêu vào số tiền này. Dù vô tình hay cố ý chuyển khoản nhầm, người nhận được số tiền này có nghĩa vụ phải trả lại tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thay vì sử dụng số tiền đó, người nhận cần chủ động liên hệ sớm với ngân hàng để thông báo, phía ngân hàng sẽ cung cấp thông tin cần thiết để đối chiếu với số tài khoản chuyển tiền.
Lưu ý, khi chuyển lại tiền phải có sự chứng kiến của bên thứ ba, lưu giữ lại chứng từ về việc chuyển tiền. Hoặc, nếu xét thấy vụ việc có tính chất lừa đảo, người nhận có thể trình báo vụ việc tới cơ quan công an nơi cư trú để được giải quyết kịp thời.
Nguồn: Chuyển đổi số quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Nghị định số 23/2025/NĐ-CP ngày 21/02/2025 của Chính phủ về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy
02/04/2025 00:00:00 -
Ban hành Bộ tài liệu bồi dưỡng về chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng cho công chức, viên chức ngành Nội vụ
27/12/2024 00:00:00 -
triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
25/12/2024 00:00:00 -
Ban hành bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát
18/12/2024 00:00:00
Nhận diện chiêu thức lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý
Nhận diện chiêu thức lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý
Chuyên mục "Nhận diện các hình thức lừa đảo trực tuyến", kì 5 là câu chuyện bỗng dưng tài khoản của bạn nhận được một số tiền tương đối lớn từ một tài khoản hoàn toàn xa lạ, hãy cẩn trọng vì có thể kẻ xấu đang chờ bạn sập bẫy.
Độc giả hãy cùng đọc và chia sẻ để giảm thiểu tình trạng nhé!
1. Các kịch bản lừa đảo chuyển tiền nhầm phổ biến
Trong cùng một thời gian, các cơ quan chức năng nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh về việc tài khoản của mình tự nhiên nhận được một khoản tiền mà không biết người chuyển tiền là ai. Cùng lúc, trên các diễn đàn, mạng xã hội xôn xao cảnh báo về chiêu thức cố tình chuyển khoản nhầm để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Theo đó, chiêu thức lừa đảo này chủ yếu nhắm tới những người nhẹ dạ cả tin, những người để lộ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng. Sau khi cố tình chuyển khoản nhầm, các đối tượng lừa đảo sẽ tiếp tục thực hiện các kịch bản sau:
- Mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo về việc có người chuyển nhầm và yêu cầu khách hàng truy cập đường link website mạo danh nhằm dẫn dụ lấy thông tin như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
- Kẻ lừa đảo sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với nạn nhân và yêu cầu người này trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi suất cao.
Thậm chí, nhiều đối tượng còn đe dọa, khủng bố tin nhắn, điện thoại của nạn nân khiến họ hoảng sợ và lo lắng mà thực hiện theo yêu cầu. Có thể thấy, với sự phát triển của công nghệ và xã hội, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận biết. Nếu không đủ tỉnh táo, bất cứ ai đều có thể “sập bẫy” chiêu trò này.
2. Bị lừa đảo chuyển nhầm tiền phải làm sao?
Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, dù chưa có ai liên hệ cũng tuyệt đối không được tiêu vào số tiền này. Dù vô tình hay cố ý chuyển khoản nhầm, người nhận được số tiền này có nghĩa vụ phải trả lại tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thay vì sử dụng số tiền đó, người nhận cần chủ động liên hệ sớm với ngân hàng để thông báo, phía ngân hàng sẽ cung cấp thông tin cần thiết để đối chiếu với số tài khoản chuyển tiền.
Lưu ý, khi chuyển lại tiền phải có sự chứng kiến của bên thứ ba, lưu giữ lại chứng từ về việc chuyển tiền. Hoặc, nếu xét thấy vụ việc có tính chất lừa đảo, người nhận có thể trình báo vụ việc tới cơ quan công an nơi cư trú để được giải quyết kịp thời.
Nguồn: Chuyển đổi số quốc gia.
Tin khác
Tin nóng
CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
-
Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
06/01/2025 -
kết quả giải quyết hồ sơ tháng 9/2024
28/11/2024 -
công khai kết quả giải quyết hồ sơ tháng 10/2024
28/11/2024 -
công khai kết quả giải quyết hồ sơ tháng 11/2024
28/11/2024 -
Công khai kết quả giải quyết TTHC tháng 3/2024
26/11/2024