Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
74597

Báo cáo Kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATTP 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022

Ngày 12/09/2022 00:00:00

  ỦY BAN NHÂN DÂN

       XÃ HÀ CHÂU

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:   179   / BC-UBND

       Hà Châu, ngày  12  tháng 9 năm 2022

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATTP 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022

 


Thực hiện công văn số 05/VPVSATTP, ngày 06/09/2022 của Văn phòng vệ sinh ATTP huyện Hà Trung về việc báo cáo kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATTP 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022.

UBND xã báo cáo kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATTP 9 tháng đầu năm 2022 cụ thể như sau:

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN

* Để đảm bảo thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đạt được kết quả Đảng ủy, HĐND, UBND đã xây dựng và ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện công tác ATTP năm 2022 cụ thể như sau:

- Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy Hà Châu về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

- Nghị quyết số: 01/NQ-ĐU ngày 06/01/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ xã Hà Châu về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022; (NQ đã đề cập đến nội dung thực hiện tiêu chí xã ATTP).

- Nghị quyết số: 27/NQ-HĐND ngày 12/01/2022 của HĐND xã Hà Châu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. (NQ đã đề cập đến nội dung thực hiện tiêu chí xã ATTP).

* Nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị Quyết của Đảng ủy xã, HĐND xã. UBND xã triển khai văn bản thực hiện cụ thể như sau:

- Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND xã Hà Châu thực hiện Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

- Quyết định số: 95/QĐ-UBND ngày 20/1/2022 của UBND xã về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định của UBND huyện, NQ của Đảng ủy, HĐND xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022( có nội dung tiêu chí xã ATTP).

- Kế hoạch số: 01/KH-BCĐ ngày 28/01/2022 của BCĐ QL VSATTP xã về kiểm tra VSATTP trên địa bàn xã năm 2022.

- Kế hoạch số: 02/KH-BCĐ ngày 28/01/2022 của BCĐ quản lý VSATTP xã Hà Châu về việc triển khai công tác an toàn thực phẩm Dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần năm 2022; Quyết định số: 111/QĐ -UBND ngày 28/01/2022 của Chủ tịch UBND xã về việc thành lập đoàn kiểm tra về việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

- Kế hoạch số: 03 /KH - BCĐ ngày 28/01/2022 của Ban chỉ đạo về kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo QLVSATTP năm 2022

- Kế hoạch số: 01 /KH - BNN ngày 28/01/2022 của Ban nông nghiệp xã về kế hoạch hoạt động năm 2022.

- Kế hoạch số: 04/KH - BCĐ ngày 12/4/2022 của BCĐ quản lý VSATTP xã Hà Châu về việc triển khai tháng hành động vì ATTP năm 2022; Quyết định số: 521/QĐ -UBND ngày 12/4/2022 của Chủ tịch UBND xã về việc thành lập đoàn kiểm tra về việc kiểm tra ATTP trong tháng hành động vì ATTP.

- Kế hoạch số: 05/KH-BCĐ ngày 05/09/2022 của BCĐ quản lý VSATTP xã Hà Châu về việc triển khai công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trong dịp Tết Trung thu năm 2022; Quyết định số: 624/QĐ -UBND ngày 05/09/2022 của Chủ tịch UBND xã về việc thành lập đoàn kiểm tra về việc kiểm tra ATTP trong đợt cao điểm Tết Trung thu năm 2022.

UBND xã Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tổ chức thực hiện theo nội dung kế hoạch, Chỉ đạo cho các thôn tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng theo các Quy định về quản lý an toàn thực phẩm, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường khu dân cư.

(Có bảng tổng hợp tại phụ lục 01 kèm theo).

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về ATTP được giao 9 tháng đầu  năm 2022

Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu về ATTP được giao tại Quyết định số 107/QĐ-UBND, ngày 12/01/2022 của UBND huyện Hà Trung về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2022, gồm:

a. Tổng khối lượng thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua các chuỗi cung ứng thực phẩm được giao. trong đó: lúa Gạo 400 tấn;  40 tấn rau, quả, 60 tấn thịt gia súc, gia cầm; thủy sản 90 tấn.

+ Đối với thủy sản:

Khối lượng được giao: 90 tấn.

Khối lượng đã hoàn thành: 53.6 tấn

         Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn xã: 78.7 %

+ Đối với Lúa gạo:

Khối lượng được giao: 400 tấn.

Khối lượng đã hoàn thành: 278 tấn.

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn xã: 94.5 %.

+ Đối với rau quả:

Khối lượng được giao: 40 tấn.

Khối lượng đã hoàn thành: 89.6 tấn.

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn xã: 79 %.

+ Đối với thịt gia súc, gia cầm:

Khối lượng được giao: 60 tấn.

Khối lượng đã hoàn thành: 85 tấn.

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn xã: 58.7 %.

b) Chỉ tiêu xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

- Số chuỗi đang thực hiện: 02 ( chuỗi thịt gia súc số hộ tham gia 3 hộ và chuỗi trứng với 3 hộ tham gia)

- Số chuỗi đã thực hiện hoàn thành: không

- Tổng sản lượng chuỗi: 8.747 kg thịt gia súc, Trứng : 33.930 quả.

c) Chỉ tiêu xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP:

 Trên địa bàn xã có 01 cơ sở giết mổ gia súc thực hiện tốt quy định vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, sản phẩm đưa vào giết mổ rõ nguồn gốc. Trong quá trình giết mổ được cán bộ thú y giám sát chặt chẽ đảm bảo vệ sinh thú y.

d) Chỉ tiêu xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm: Chợ Nga Châu, xã Hà Châu được Sở công thương tỉnh thanh Hóa công nhận chợ đạt chợ kinh doanh ATTP đối với chợ tạm năm 2020 tại Quyết định số 1007/QĐCN-SCT ngày 11/11/2020 của Sở Công Thương. Các hoạt động chợ được ban quản lý chợ, tổ giám sát duy trì quản lý và giám sát việc chấp hành các quy định về ATTP đối với các tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại chợ. Tuyên truyền, vận động các tiểu thương không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng quá

hạn sử dụng, hàng không đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP;

e) Chỉ tiêu xây dựng bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm:

Xã Hà Châu có 1 bếp ăn tập thể với trên 258 suất ăn do cấp tỉnh quản lý. Hiện nay bếp ăn trường mầm non Hà Châu được chi cục vệ sinh ATTP Thanh Hóa công nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm số 114/2018-CN-ATTP ngày 22/9/2018. Hiện nay nhà trường vẫn duy trì tốt công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trong ăn uống, thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ.

g) Chỉ tiêu xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm

Xã đã đạt tiêu chí ATTP năm 2020, UBND xã tiếp tục chỉ đạo BCĐ QL VSATTP, các ban ngành có liên quan xây dựng kế hoạch duy trì xã ATTP đã đạt,  chỉ đạo Ban chỉ đạo, ban nông nghiệp, tổ giám sát thôn tiếp tục xây dựng kế hoạch hoạt động năm có đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ cụ thể duy trì các nội dung tiêu chí ATTP; UBND xã kiện toàn ban chỉ đạo có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban phụ trách các thôn, các tiêu chí;

Chỉ đạo các tổ giám sát thôn tổ chức thực hiện và hoạt động theo quy chế duy trì họp một tháng một lần. Thường xuyên thống kê, theo dõi, cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thôn, tổ chức giám sát  các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn trong việc thực hiện các nội dung đã ký cam kết bảo đảm ATTP, Cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất sứ cho các hộ đủ điều kiện theo ủy quyền của UBND xã.

(Có bảng tổng hợp tại các phụ lục 02, 2.1, 2.2, 2.3 kèm theo).

2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về ATTP trong chương trình công tác của UBND huyện, Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP huyện.

Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án được giao về ATTP trong Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 15/12/2021 của UBND huyện về thực hiện Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện kế hoạch hành động số 49-K/HU, ngày 15/11/2021 của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đến năm 2025;cụ thể:

Thực hiện chỉ tiêu thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua các chuỗi cung ứng thực phẩm được UBND huyện giao. Trong đó: lúa Gạo 400 tấn;  40 tấn rau, quả, 60 tấn thịt gia súc, gia cầm; thủy sản 90 tấn.

UBND xã, ban chỉ đạo VS ATTP xã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi. Hiện tại các chỉ tiêu đang tiếp tục được thực hiện và sẽ thực hiện hoàn thành khối lượng được giao.

          3. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP

+ Công tác tuyên truyền: Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong toàn xã về công tác vệ sinh ATTP. Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo ban văn hóa, đài truyền thanh xã tuyên truyển, viết bài, đưa tin trên hệ thống loa truyền thanh của xã: Kế hoạch của Đảng ủy, UBND xã, các văn bản về công ATTP, từ đầu năm đến nay đài truyền thanh xã duy trì tuyên truyền 2 lần/tuần về công tác VS ATTP, Tập trung cao điểm trong đợt: Tết nguyên đán, tháng hành động... Tổng số lượt tuyên truyền 80 lượt.

Tổ chức treo 12 băng zôn trong dịp tết Nguyên Đán Nhâm Dần năm 2022; Tháng hành động vì ATTP đã tổ chức treo 14 băng zôn, khẩu hiệu; DịpTết Trung thu treo 12 băng zôn, khẩu hiệu tại các trục đường chính của thôn, xã và khu trung tâm xã về công tác ATTP.

Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thường xuyên lồng ghép vào các hội nghị, buổi sinh hoạt thường kỳ từ xã đến thôn tuyên truyền đến với các đoàn viên, hội viên mình về vấn đề VSATTP một cách sâu sát, thực tế tại địa phương.

+ Công tác tập huấn: Không.

 (Có bảng tổng hợp tại phụ lục 03 kèm theo).

4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP

4.1. Quản lý điều kiện đảm bảo ATTP:

- Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc trách nhiệm quản lý là: 131 cơ sở

+ Cấp tỉnh quản lý: 01 cơ sở (Trong đó:  Y tế: 01 cơ sở  Bếp ăn trường mầm non)

+ Cấp huyện quản lý: 03 cơ sở (Trong đó: Công thương: 03 cơ sở, 02 cơ sở kinh doanh HTH, bao gói sẵn và 01 cơ sở làm bánh sinh nhật)

+ Cấp xã quản lý: 127 cơ sở (Trong đó: Y tế:  05 cơ sở, Nông nghiệp 73 cơ sở, Công thương: 49 cơ sở)

- Tổng số cơ sở đã ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm: 131 cơ sở.

Lũy kế số cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP/tổng số cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đến nay 01 cơ sở; tỷ lệ đạt 100%

- Kết quả cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP 0 giấy

- Kết quả cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm:  0 giấy

- Kết quả tiếp nhận công bố sản phẩm: 0 sản phẩm

(Có bảng tổng hợp tại phụ lục 04 kèm theo).

4.2. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm

- Thành lập 03 đoàn kiểm tra về ATTP

- Số đợt kiểm tra 03 đợt:

- Kết quả kiểm tra:

+ Tổng số cơ sở được kiểm tra 97 cơ sở, số cơ sở đạt yêu cầu 97cơ sở và không có cơ sở vi phạm.

+ Tổng số cơ sở giám sát tại các tổ giám sát cộng cộng thôn, tổ giám sát chợ Nga Châu: 116 sơ sở

- Số cơ sở vi phạm: Không.

- Kết quả xử phạt vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm: Không.

- Kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về an toàn thực phẩm thông qua đường dây nóng: Không.

(Có bảng tổng hợp tại phụ lục 05 kèm theo).

- Kết quả giám sát ATTP trên địa bàn: Không có

- Tình hình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về ATTP thông qua đường dây nóng: Không có

- Kết quả ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: Tổng số cơ sở thuộc trách nhiệm xã quản lý: 131 cơ sở (Trong đó y tế 6 cơ sở, Công thương 52 cơ sở, Nông nghiệp 73 cơ sở), số cơ sở đã ký cam kết 131/131 cơ sở, đạt 100%,

- Kết quả cấp giấy XNNGXX sản phẩm thực phẩm: Tổng số cơ sở được cấp 69 cơ sở, số lượt cấp 257 lượt,

- Khối lượng sản phẩm được cấp giấy XNNGXX 9 tháng đầu năm:

         + Rau, củ, quả: 4.170 kg

+ Trứng:  342.230 quả

          + Thịt gia súc, gia cầm: 41.007 kg

+ Lúa: 32.820  kg

         + Thủy sản: 36.870 kg

 

        - Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm: Kết quả triển khai các nhiệm vụ phòng chống ngộ độc thực phẩm trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn toàn xã không để

xảy ra ngộ độc thực phẩm.

5. Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý ATTP

- Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy:

+ Kiện toàn Ban Chỉ đạo về quản lý VSATTP xã khi có thay đổi thành viên tại Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 12/04/2022 với 19 thành viên. Đồng thời thông báo phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ ATTP xã

+ Kiện toàn Ban quản lý chợ Nga Châu khi thay đổi thành viên tại Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 14/04/2022 với 10 thành viên.

+ Kiện toàn 1 tổ giám sát ATTP tại chợ Nga Châu tại Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 14/04/2022  với số lượng 4 người.

          + Kiện toàn Ban Nông nghiệp xã tại Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 với 5 thành viên.

- Kết quả hoạt động: Ban chỉ đạo, Ban nông nghiệp, tổ giám sát cộng đồng đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên,  kế hoạch hoạt động đầu năm để tổ chức triển khai thực hiện về công tác quản lý ATTP.

 (Có bảng tổng hợp tại phụ lục 06 kèm theo).

6. Tăng cường nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP

Hàng năm UBND xã bố trí 1 phần ngân sách xã hoạt động công tác quản lý ATTP: Phô tô hồ sơ, tài liệu, thực hiện công tác tuyên truyền bằng băng zôn, khẩu hiệu trong dịp tết nguyên đán, tháng hành động, mùa lễ hội, tập huấn...Hỗ trợ các tổ giám sát cộng đồng thôn

(Theo bảng tổng hợp tại phụ lục 07 gửi kèm).

7. Kết quả phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP:

MTTQ và các đoàn thể xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là trong dịp tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và Tháng hành động vì vệ sinh ATTP năm 2022.

8. Đánh giá chung:

Công tác quản lý ATTP luôn quan tâm chỉ đạo để cán bộ, nhân dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng theo các Quy định về quản lý an toàn thực phẩm, 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ trên địa bàn đã thực hiện ký cam kết.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ATTP và bảo vệ môi trường khu dân cư.

Công tác kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã được tăng cường

III. HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế, yếu kém

- Công tác phối hợp trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm có lúc, có nơi còn lỏng lẻo, thiếu sự đồng bộ.

- Nhận thức của một số hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chưa cao trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất sứ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn chưa đảm bảo được truy xuất nguồn gốc 100%.

- Hoạt động của tổ giám sát còn hạn chế: những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 các đơn vị thôn tập trung công tác kiểm tra giám sát dịch bệnh đã ảnh hưởng đến công tác quản lý giám sát ATTP tại thôn.

- Chưa có trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, nhất là đối với các sản phẩm tươi sống tại chợ Nga Châu, mới đánh giá bằng cảm quan, cảm tính.

          2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

- Cán bộ tham gia quản lý ATTP chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong quản lý, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm; Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.

- Các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn đa phần còn nhỏ lẻ, hoạt động theo thời vụ nên khó quản lý. Tập quán ăn uống, nhận thức của người dân còn thấp.

2.2. Nguyên nhân chủ quan:

 Công tác VSATTP chưa được quan tâm đầu tư đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, giám sát. Việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật còn chậm; kiểm tra, xử lý không kiên quyết, dứt điểm.

 Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện VSATTP của các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ công chức thực hiện hiệu quả chưa cao ; Cán bộ quản lý về công tác ATTP còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 3 THÁNG CUỐI NĂM 2022

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP của BCĐ, BNN, Tổ giám sát thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được phân công. Kiện toàn các ban khi có sự thay đổi thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên.

         2. Công tác thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, băng zôn khẩu hiệu, qua buổi sinh hoạt thường kỳ của MTTQ và các đoàn thể xã hội, hội nghị nhân dân về luật an toàn thực phẩm, và các văn bản hướng dẫn của nhà nước về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng.

Tuyên truyền để người tiêu dùng biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vận động người dân tại địa phương tăng cường tố giác các trường hợp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm bẩn. Các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản ban đầu và cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện việc xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản trước khi sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP.

Tiếp tục chỉ đạo ban nông nghiệp, trạm y tế, các đơn vị thôn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm ( nếu có phát sinh).

4. Công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác đảm bảo ATTP.

Thực hiện tốt Công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác đảm bảo ATTP: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể xã hội, trong hội nghị nhân dân, tuyên truyền tập trung vào dịp lễ, tết đưa vào kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm của tổ chức hội nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức nhân dân trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn xã, sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc có xuất xứ rõ ràng.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác ATTP 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- TT Đảng ủy, HĐND xã (b/c);

- CT UBND xã ( b/c);

- Lưu: VT, ĐCNN.

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Lê Viết Định


  

Báo cáo Kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATTP 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022

Đăng lúc: 12/09/2022 00:00:00 (GMT+7)

  ỦY BAN NHÂN DÂN

       XÃ HÀ CHÂU

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:   179   / BC-UBND

       Hà Châu, ngày  12  tháng 9 năm 2022

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATTP 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022

 


Thực hiện công văn số 05/VPVSATTP, ngày 06/09/2022 của Văn phòng vệ sinh ATTP huyện Hà Trung về việc báo cáo kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATTP 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022.

UBND xã báo cáo kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATTP 9 tháng đầu năm 2022 cụ thể như sau:

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN

* Để đảm bảo thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đạt được kết quả Đảng ủy, HĐND, UBND đã xây dựng và ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện công tác ATTP năm 2022 cụ thể như sau:

- Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy Hà Châu về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

- Nghị quyết số: 01/NQ-ĐU ngày 06/01/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ xã Hà Châu về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022; (NQ đã đề cập đến nội dung thực hiện tiêu chí xã ATTP).

- Nghị quyết số: 27/NQ-HĐND ngày 12/01/2022 của HĐND xã Hà Châu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. (NQ đã đề cập đến nội dung thực hiện tiêu chí xã ATTP).

* Nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị Quyết của Đảng ủy xã, HĐND xã. UBND xã triển khai văn bản thực hiện cụ thể như sau:

- Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND xã Hà Châu thực hiện Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

- Quyết định số: 95/QĐ-UBND ngày 20/1/2022 của UBND xã về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định của UBND huyện, NQ của Đảng ủy, HĐND xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022( có nội dung tiêu chí xã ATTP).

- Kế hoạch số: 01/KH-BCĐ ngày 28/01/2022 của BCĐ QL VSATTP xã về kiểm tra VSATTP trên địa bàn xã năm 2022.

- Kế hoạch số: 02/KH-BCĐ ngày 28/01/2022 của BCĐ quản lý VSATTP xã Hà Châu về việc triển khai công tác an toàn thực phẩm Dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần năm 2022; Quyết định số: 111/QĐ -UBND ngày 28/01/2022 của Chủ tịch UBND xã về việc thành lập đoàn kiểm tra về việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

- Kế hoạch số: 03 /KH - BCĐ ngày 28/01/2022 của Ban chỉ đạo về kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo QLVSATTP năm 2022

- Kế hoạch số: 01 /KH - BNN ngày 28/01/2022 của Ban nông nghiệp xã về kế hoạch hoạt động năm 2022.

- Kế hoạch số: 04/KH - BCĐ ngày 12/4/2022 của BCĐ quản lý VSATTP xã Hà Châu về việc triển khai tháng hành động vì ATTP năm 2022; Quyết định số: 521/QĐ -UBND ngày 12/4/2022 của Chủ tịch UBND xã về việc thành lập đoàn kiểm tra về việc kiểm tra ATTP trong tháng hành động vì ATTP.

- Kế hoạch số: 05/KH-BCĐ ngày 05/09/2022 của BCĐ quản lý VSATTP xã Hà Châu về việc triển khai công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trong dịp Tết Trung thu năm 2022; Quyết định số: 624/QĐ -UBND ngày 05/09/2022 của Chủ tịch UBND xã về việc thành lập đoàn kiểm tra về việc kiểm tra ATTP trong đợt cao điểm Tết Trung thu năm 2022.

UBND xã Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tổ chức thực hiện theo nội dung kế hoạch, Chỉ đạo cho các thôn tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng theo các Quy định về quản lý an toàn thực phẩm, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường khu dân cư.

(Có bảng tổng hợp tại phụ lục 01 kèm theo).

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về ATTP được giao 9 tháng đầu  năm 2022

Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu về ATTP được giao tại Quyết định số 107/QĐ-UBND, ngày 12/01/2022 của UBND huyện Hà Trung về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2022, gồm:

a. Tổng khối lượng thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua các chuỗi cung ứng thực phẩm được giao. trong đó: lúa Gạo 400 tấn;  40 tấn rau, quả, 60 tấn thịt gia súc, gia cầm; thủy sản 90 tấn.

+ Đối với thủy sản:

Khối lượng được giao: 90 tấn.

Khối lượng đã hoàn thành: 53.6 tấn

         Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn xã: 78.7 %

+ Đối với Lúa gạo:

Khối lượng được giao: 400 tấn.

Khối lượng đã hoàn thành: 278 tấn.

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn xã: 94.5 %.

+ Đối với rau quả:

Khối lượng được giao: 40 tấn.

Khối lượng đã hoàn thành: 89.6 tấn.

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn xã: 79 %.

+ Đối với thịt gia súc, gia cầm:

Khối lượng được giao: 60 tấn.

Khối lượng đã hoàn thành: 85 tấn.

Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn xã: 58.7 %.

b) Chỉ tiêu xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

- Số chuỗi đang thực hiện: 02 ( chuỗi thịt gia súc số hộ tham gia 3 hộ và chuỗi trứng với 3 hộ tham gia)

- Số chuỗi đã thực hiện hoàn thành: không

- Tổng sản lượng chuỗi: 8.747 kg thịt gia súc, Trứng : 33.930 quả.

c) Chỉ tiêu xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP:

 Trên địa bàn xã có 01 cơ sở giết mổ gia súc thực hiện tốt quy định vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, sản phẩm đưa vào giết mổ rõ nguồn gốc. Trong quá trình giết mổ được cán bộ thú y giám sát chặt chẽ đảm bảo vệ sinh thú y.

d) Chỉ tiêu xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm: Chợ Nga Châu, xã Hà Châu được Sở công thương tỉnh thanh Hóa công nhận chợ đạt chợ kinh doanh ATTP đối với chợ tạm năm 2020 tại Quyết định số 1007/QĐCN-SCT ngày 11/11/2020 của Sở Công Thương. Các hoạt động chợ được ban quản lý chợ, tổ giám sát duy trì quản lý và giám sát việc chấp hành các quy định về ATTP đối với các tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại chợ. Tuyên truyền, vận động các tiểu thương không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng quá

hạn sử dụng, hàng không đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP;

e) Chỉ tiêu xây dựng bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm:

Xã Hà Châu có 1 bếp ăn tập thể với trên 258 suất ăn do cấp tỉnh quản lý. Hiện nay bếp ăn trường mầm non Hà Châu được chi cục vệ sinh ATTP Thanh Hóa công nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm số 114/2018-CN-ATTP ngày 22/9/2018. Hiện nay nhà trường vẫn duy trì tốt công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trong ăn uống, thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ.

g) Chỉ tiêu xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm

Xã đã đạt tiêu chí ATTP năm 2020, UBND xã tiếp tục chỉ đạo BCĐ QL VSATTP, các ban ngành có liên quan xây dựng kế hoạch duy trì xã ATTP đã đạt,  chỉ đạo Ban chỉ đạo, ban nông nghiệp, tổ giám sát thôn tiếp tục xây dựng kế hoạch hoạt động năm có đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ cụ thể duy trì các nội dung tiêu chí ATTP; UBND xã kiện toàn ban chỉ đạo có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban phụ trách các thôn, các tiêu chí;

Chỉ đạo các tổ giám sát thôn tổ chức thực hiện và hoạt động theo quy chế duy trì họp một tháng một lần. Thường xuyên thống kê, theo dõi, cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thôn, tổ chức giám sát  các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn trong việc thực hiện các nội dung đã ký cam kết bảo đảm ATTP, Cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất sứ cho các hộ đủ điều kiện theo ủy quyền của UBND xã.

(Có bảng tổng hợp tại các phụ lục 02, 2.1, 2.2, 2.3 kèm theo).

2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về ATTP trong chương trình công tác của UBND huyện, Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP huyện.

Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án được giao về ATTP trong Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 15/12/2021 của UBND huyện về thực hiện Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện kế hoạch hành động số 49-K/HU, ngày 15/11/2021 của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đến năm 2025;cụ thể:

Thực hiện chỉ tiêu thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua các chuỗi cung ứng thực phẩm được UBND huyện giao. Trong đó: lúa Gạo 400 tấn;  40 tấn rau, quả, 60 tấn thịt gia súc, gia cầm; thủy sản 90 tấn.

UBND xã, ban chỉ đạo VS ATTP xã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi. Hiện tại các chỉ tiêu đang tiếp tục được thực hiện và sẽ thực hiện hoàn thành khối lượng được giao.

          3. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP

+ Công tác tuyên truyền: Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong toàn xã về công tác vệ sinh ATTP. Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo ban văn hóa, đài truyền thanh xã tuyên truyển, viết bài, đưa tin trên hệ thống loa truyền thanh của xã: Kế hoạch của Đảng ủy, UBND xã, các văn bản về công ATTP, từ đầu năm đến nay đài truyền thanh xã duy trì tuyên truyền 2 lần/tuần về công tác VS ATTP, Tập trung cao điểm trong đợt: Tết nguyên đán, tháng hành động... Tổng số lượt tuyên truyền 80 lượt.

Tổ chức treo 12 băng zôn trong dịp tết Nguyên Đán Nhâm Dần năm 2022; Tháng hành động vì ATTP đã tổ chức treo 14 băng zôn, khẩu hiệu; DịpTết Trung thu treo 12 băng zôn, khẩu hiệu tại các trục đường chính của thôn, xã và khu trung tâm xã về công tác ATTP.

Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thường xuyên lồng ghép vào các hội nghị, buổi sinh hoạt thường kỳ từ xã đến thôn tuyên truyền đến với các đoàn viên, hội viên mình về vấn đề VSATTP một cách sâu sát, thực tế tại địa phương.

+ Công tác tập huấn: Không.

 (Có bảng tổng hợp tại phụ lục 03 kèm theo).

4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP

4.1. Quản lý điều kiện đảm bảo ATTP:

- Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc trách nhiệm quản lý là: 131 cơ sở

+ Cấp tỉnh quản lý: 01 cơ sở (Trong đó:  Y tế: 01 cơ sở  Bếp ăn trường mầm non)

+ Cấp huyện quản lý: 03 cơ sở (Trong đó: Công thương: 03 cơ sở, 02 cơ sở kinh doanh HTH, bao gói sẵn và 01 cơ sở làm bánh sinh nhật)

+ Cấp xã quản lý: 127 cơ sở (Trong đó: Y tế:  05 cơ sở, Nông nghiệp 73 cơ sở, Công thương: 49 cơ sở)

- Tổng số cơ sở đã ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm: 131 cơ sở.

Lũy kế số cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP/tổng số cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đến nay 01 cơ sở; tỷ lệ đạt 100%

- Kết quả cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP 0 giấy

- Kết quả cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm:  0 giấy

- Kết quả tiếp nhận công bố sản phẩm: 0 sản phẩm

(Có bảng tổng hợp tại phụ lục 04 kèm theo).

4.2. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm

- Thành lập 03 đoàn kiểm tra về ATTP

- Số đợt kiểm tra 03 đợt:

- Kết quả kiểm tra:

+ Tổng số cơ sở được kiểm tra 97 cơ sở, số cơ sở đạt yêu cầu 97cơ sở và không có cơ sở vi phạm.

+ Tổng số cơ sở giám sát tại các tổ giám sát cộng cộng thôn, tổ giám sát chợ Nga Châu: 116 sơ sở

- Số cơ sở vi phạm: Không.

- Kết quả xử phạt vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm: Không.

- Kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về an toàn thực phẩm thông qua đường dây nóng: Không.

(Có bảng tổng hợp tại phụ lục 05 kèm theo).

- Kết quả giám sát ATTP trên địa bàn: Không có

- Tình hình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về ATTP thông qua đường dây nóng: Không có

- Kết quả ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: Tổng số cơ sở thuộc trách nhiệm xã quản lý: 131 cơ sở (Trong đó y tế 6 cơ sở, Công thương 52 cơ sở, Nông nghiệp 73 cơ sở), số cơ sở đã ký cam kết 131/131 cơ sở, đạt 100%,

- Kết quả cấp giấy XNNGXX sản phẩm thực phẩm: Tổng số cơ sở được cấp 69 cơ sở, số lượt cấp 257 lượt,

- Khối lượng sản phẩm được cấp giấy XNNGXX 9 tháng đầu năm:

         + Rau, củ, quả: 4.170 kg

+ Trứng:  342.230 quả

          + Thịt gia súc, gia cầm: 41.007 kg

+ Lúa: 32.820  kg

         + Thủy sản: 36.870 kg

 

        - Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm: Kết quả triển khai các nhiệm vụ phòng chống ngộ độc thực phẩm trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn toàn xã không để

xảy ra ngộ độc thực phẩm.

5. Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý ATTP

- Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy:

+ Kiện toàn Ban Chỉ đạo về quản lý VSATTP xã khi có thay đổi thành viên tại Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 12/04/2022 với 19 thành viên. Đồng thời thông báo phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ ATTP xã

+ Kiện toàn Ban quản lý chợ Nga Châu khi thay đổi thành viên tại Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 14/04/2022 với 10 thành viên.

+ Kiện toàn 1 tổ giám sát ATTP tại chợ Nga Châu tại Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 14/04/2022  với số lượng 4 người.

          + Kiện toàn Ban Nông nghiệp xã tại Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 với 5 thành viên.

- Kết quả hoạt động: Ban chỉ đạo, Ban nông nghiệp, tổ giám sát cộng đồng đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên,  kế hoạch hoạt động đầu năm để tổ chức triển khai thực hiện về công tác quản lý ATTP.

 (Có bảng tổng hợp tại phụ lục 06 kèm theo).

6. Tăng cường nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP

Hàng năm UBND xã bố trí 1 phần ngân sách xã hoạt động công tác quản lý ATTP: Phô tô hồ sơ, tài liệu, thực hiện công tác tuyên truyền bằng băng zôn, khẩu hiệu trong dịp tết nguyên đán, tháng hành động, mùa lễ hội, tập huấn...Hỗ trợ các tổ giám sát cộng đồng thôn

(Theo bảng tổng hợp tại phụ lục 07 gửi kèm).

7. Kết quả phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP:

MTTQ và các đoàn thể xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là trong dịp tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và Tháng hành động vì vệ sinh ATTP năm 2022.

8. Đánh giá chung:

Công tác quản lý ATTP luôn quan tâm chỉ đạo để cán bộ, nhân dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng theo các Quy định về quản lý an toàn thực phẩm, 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ trên địa bàn đã thực hiện ký cam kết.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ATTP và bảo vệ môi trường khu dân cư.

Công tác kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã được tăng cường

III. HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế, yếu kém

- Công tác phối hợp trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm có lúc, có nơi còn lỏng lẻo, thiếu sự đồng bộ.

- Nhận thức của một số hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chưa cao trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất sứ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn chưa đảm bảo được truy xuất nguồn gốc 100%.

- Hoạt động của tổ giám sát còn hạn chế: những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 các đơn vị thôn tập trung công tác kiểm tra giám sát dịch bệnh đã ảnh hưởng đến công tác quản lý giám sát ATTP tại thôn.

- Chưa có trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, nhất là đối với các sản phẩm tươi sống tại chợ Nga Châu, mới đánh giá bằng cảm quan, cảm tính.

          2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

- Cán bộ tham gia quản lý ATTP chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong quản lý, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm; Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.

- Các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn đa phần còn nhỏ lẻ, hoạt động theo thời vụ nên khó quản lý. Tập quán ăn uống, nhận thức của người dân còn thấp.

2.2. Nguyên nhân chủ quan:

 Công tác VSATTP chưa được quan tâm đầu tư đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, giám sát. Việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật còn chậm; kiểm tra, xử lý không kiên quyết, dứt điểm.

 Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện VSATTP của các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ công chức thực hiện hiệu quả chưa cao ; Cán bộ quản lý về công tác ATTP còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 3 THÁNG CUỐI NĂM 2022

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP của BCĐ, BNN, Tổ giám sát thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được phân công. Kiện toàn các ban khi có sự thay đổi thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên.

         2. Công tác thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, băng zôn khẩu hiệu, qua buổi sinh hoạt thường kỳ của MTTQ và các đoàn thể xã hội, hội nghị nhân dân về luật an toàn thực phẩm, và các văn bản hướng dẫn của nhà nước về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng.

Tuyên truyền để người tiêu dùng biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vận động người dân tại địa phương tăng cường tố giác các trường hợp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm bẩn. Các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản ban đầu và cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện việc xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản trước khi sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP.

Tiếp tục chỉ đạo ban nông nghiệp, trạm y tế, các đơn vị thôn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm ( nếu có phát sinh).

4. Công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác đảm bảo ATTP.

Thực hiện tốt Công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác đảm bảo ATTP: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể xã hội, trong hội nghị nhân dân, tuyên truyền tập trung vào dịp lễ, tết đưa vào kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm của tổ chức hội nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức nhân dân trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn xã, sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc có xuất xứ rõ ràng.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác ATTP 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- TT Đảng ủy, HĐND xã (b/c);

- CT UBND xã ( b/c);

- Lưu: VT, ĐCNN.

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Lê Viết Định