Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
74597

Kế hoạch Hoạt động của Ban chỉ đạo quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Hà Châu năm 2024

Ngày 15/01/2024 00:00:00

 

UBND XÃ HÀ CHÂU

BCĐ QUẢN LÝ VSATTP


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 01 /KH - BCĐ

Hà Châu, ngày  15 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Hoạt động của Ban chỉ đạo quản lý vệ sinh an toàn

thực phẩm xã Hà Châu năm 2024.


 


Thực hiện Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy Hà Châu về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

Thực hiện Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND xã Hà Châu thực hiện Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

Ban chỉ đạo quản lý VSATTP xã xây dựng kế hoạch hoạt động triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024 trên địa bàn, cụ thể như sau:

  I. MỤC TIÊU

1. Mục đích.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo xã, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu chỉ tiêu về ATTP được giao năm 2023; Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy Hà Châu về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025. Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND xã Hà Châu thực hiện Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

          - Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên BCĐ quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực và trách nhiệm trong chỉ đạo đơn vị được phân công phụ trách về công tác vệ sinh an thực phẩm.

- Tăng cường sự phối hợp công tác, xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP đoàn thể, thành viên Ban Chỉ đạo xã.

          - Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện điều phối hoạt động giữa các phòng, ban, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ được UBND xã, Chủ tịch UBND xã giao.

- Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ về an toàn thực phẩm, việc duy trì các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao đã đạt được năm 2023.

- Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, các giải pháp xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các phòng, ban, đơn vị. Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cấp xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

          - Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm; hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu, gúp việc cho Ban Chỉ đạo xã trong việc thực hiện điều phối hoạt động giữa các Ban, các bộ phận, các thôn các tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ được UBND xã, Chủ Tịch UBND xã giao; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tế triển khai công tác VSATTP trên địa bàn.

2. Yêu cầu.

- Các hoạt động về đảm bảo VSATTP phải được triển khai thực hiện khách quan, nghiêm túc, tiết kiệm, đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch.

- Các Ban ngành đoàn thể, các thôn các đơn vị có liên quan, thành viên Ban Chỉ đạo xã chủ động triển khai công tác quản lý về VSATTP trên địa bàn xã theo chức năng và phạm vị quản lý.

- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động, thực hiện có trọng tâm trọng điểm, thiết thực, hiệu quả; bám sát vào nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tê – xã hội, đảm bảo AN – QP gắn với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

1. Công tác chỉ đạo điều hành.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao đã đạt.

- Kiện toàn ban chỉ đạo khi thay đổi thành viên, ban hành kế hoạch hoạt động hàng năm theo quy chế.

- Chỉ đạo tổ giám sát cộng đồng các thôn và chợ Nga Châu xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm hàng tháng và báo cáo về BCĐ xã theo quy định.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và tập huấn để nâng cao nhận thức cho cán bộ, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhân dân về ATTP.  

Tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch của UBND xã Hà Châu về việc thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về ATTP trên địa bàn xã năm 2024 với các chỉ tiêu cụ thể.

- Đài truyền thanh xã tăng cường thời lượng, tần suất phát sóng tuyên truyền về ATTP trên hệ thống đài truyền thanh của xã ít nhất 2 lần/tuần và duy trì xuyên suốt trong cả năm.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức trách nhiệm của đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tự giác tham gia thực hiện công tác đảm bảo ATTP.

- Đẩy mạnh tuyên truyền công tác ATTP tại các cơ sở giáo dục nâng cao kiến thức về ATTP vào nội dung, kế hoạch giáo dục của nhà trường trong các hoạt động chính khóa, ngoại khóa.

* Tăng cường công tác tuyên truyền bằng các hình thức trực quan, tuyên truyền lưu động nhất là các đợt cao điểm. Chủ trì in và treo băng zôn, phát tờ rơi tuyên truyền về ATTP 3 đợt. Đăng tải các tin bài hình ảnh về công tác ATTP trên trang Thông tin điện tử của xã.

- Tết nguyên đán Giáp thìn: Treo 8 băng zôn, tại các trục đường chính; khu trung tâm xã, chợ Nga Châu tuyên truyền về công về ATTP. Phát 45 tờ rơi.

- Tháng hành động vì an toàn thực phẩm: Treo 8 băng zôn, tại các trục đường chính, khu trung tâm xã, chợ Nga Châu tuyên truyền về công về ATTP. Phát 50 tờ rơi.

- Tết trung thu: Treo 8 băng zôn, tại các trục đường chính; khu trung tâm xã, chợ Nga Châu tuyên truyền về công về ATTP. Phát 60 tờ rơi.

- Chủ trì tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước và cập nhật kiến thức về ATTP cho cán bộ, công chức và các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của UBND xã. Phối hợp với huyện cử cán bộ tham gia tập huấn về công tác an toàn thực phẩm.

3. Công tác thống kê, phân loại và quản lý cơ sở thực phẩm.

Lập sổ thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát sinh mới trên địa bàn xã theo quy định.

4. Công tác ký cam kết.

Theo dõi, thống kê tổ chức ký cam kết đối với cơ sở phát sinh mới và tổ chức ký cam kết lại đối với các cơ sở hết thời gian thực hiện cam kết 3 năm về ATTP theo quy định. (căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/ 2018  của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Hướng dẫn số 1068/2018/TT-BCT ngày 15/5/2018 của Sở Công Thương; Thông tư 47/2015/TT-BYT của Bộ y tế).

5. Công tác kiểm tra giám sát.

Căn cứ vào sổ thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định về phân cấp quản lý, xây dựng kiểm tra định kỳ vào 3 đợt cao điểm (Tết Nguyên đán Giáp thìn, Tháng hành động và Tết Trung Thu) và kiểm tra đột xuất ( nếu có). Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra năm 2024 của UBND xã, với chỉ tiêu tổng kiểm tra trong năm 2024 đạt 100% cơ sở; Tổ giám sát cộng đồng thôn thực hiện việc giám sát cơ sở sản xuất ban đầu thuộc lĩnh vực nông nghiệp quản lý đạt trên 100 % cơ sở.

6. Tổ chức thực hiện cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

Đối với sản phẩm thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp quản lý: Ủy quyền cho 8 tổ giám sát cấp giấy xác nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm. Thực hiện giám sát đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ Nga Châu.

Đối với các sản phẩm thuộc ngành công thương 100% các hộ kinh doanh thực phẩm có sổ khám sức khỏe định kỳ và sổ nhập hàng theo dõi nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Đối với các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm có sổ khám sức khỏe định kỳ và sổ nhập hàng theo dõi nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.

7. Cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN và ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của cấp trên đóng trên địa bàn. Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

-  Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN và ATTP thuộc quản lý của cấp trên. BCĐ xã sẽ tiếp theo dõi, thu thập thông tin cũng như lắng nghe những phản ánh kiến nghị của nhân dân lên cấp trên để Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên xử lý kịp thời nếu có hành vi vi phạm.

8. Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn

- Xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chỉ tiêu thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi theo chỉ tiêu giao năm 2024 cụ thể:

+ Chỉ tiêu thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi: 400 tấn gạo; 40 tấn rau, quả; 120 tấn thịt gia súc, gia cầm, 90 tấn thủy sản.

+ Xây dựng 1 chuỗi thịt gia súc, gia cầm

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Xác định công tác Quản lý vệ sinh ATTP là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, gắn liền với cuộc sống của tất cả chúng ta, chính vì vậy mà chúng ta phải có giải pháp cụ thể để thực hiện quản lý ATTP một cách có hiệu quả và thiết thực.

  - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATTP với các hình thức đa dạng, phong phú; Vận động người dân thực hiện tốt Cuộc vận động “Nói không với sản xuất, mua bán và tiêu dùng sản phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn”; triển khai tuyên truyền trong các đợt cao điểm về ATTP.

- Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của BCĐ phụ trách các thôn và chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác VSATTP tại địa phương, phân công cho các ngành phụ trách các tiêu chí như:

+ Trạm y tế phụ trách và chịu trách nhiệm các tiêu chí về y tế.

+ Ban Văn hóa, đài phát thanh chịu trách nhiệm các tiêu chí về thông tin tuyên truyền.

+ Cán bộ thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn các họ Giết mổ ghi chép nguồn gốc lợn, thực hiện đóng dấu kiểm dịch và kiểm soát giết mổ.

+ Công chức địa chính phụ trách tiêu chí các chợ tạm đạt tiêu chí ATTP.

+ MTTQ, các đoàn thể phối hợp với các bộ phụ trách ATTP làm tốt công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng ATTP.

- Tập trung công tác tuyen truyền về ATTP đặc biệt là 3 đợt cao điểm trong năm. In băng zôn, khẩu hiệu về ATTP treo ở các khu vực đông người qua lại.

- Phát động phong trào thi đua về ATTP trong khu dân cư

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát dối với các cơ sở sản xuất, kinh daonh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn

- Tuyên dương, Khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác ATTP, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

 IV. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG.

Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật, giao cho kế toán ngân sách xã phối hợp các bộ phận có liên quan xây dựng dự toán trình Chủ tịch UBND xã xem xét theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm xã.

- Chịu trách nhiệm tham mưu UBND xã chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các ban, ngành và các thôn thực hiện có hiệu quả công tác VSATTP.

            - Tham mưu cho UBND xã tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện và chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác VSATTP tại địa phương.

            - Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động, kinh doanh của các cơ sở; kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh những cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không đúng quy định, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

  - Xây dựng kế hoạch duy trì và giữ vững tiêu chí xã ATTP nâng cao, chợ kinh doanh ATTP.

2. Bà: Hoàng Thị Thủy-  Trưởng trạm y tế xã:

- Tham mưu UBND xã triển khai thực hiện tốt chức năng quản lý về ATTP lĩnh vực y tế trên địa bàn xã. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã hội nhằm huy đội tối đa các nguồn lực để chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Xử lý nhanh khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra; đôn đốc triển khai các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn xã

- Phối hợp thực hiện nội dung về ký cam kết của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do ngành y tế quản lý, khám sức khỏe định kỳ cho người sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

- Tham gia kiểm tra, giám sát cùng Đoàn kiểm tra. Tham mưu ký cam kết các bữa cỗ hiếu, hỷ từ 30 xuất ăn/ lần trở lên.

- Cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời cùng ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ liên quan.

- Tổ chức các hoạt động đảm bảo ATTP định kỳ (Tháng hành động ATTP, đảm bảo ATTP phòng chống dịch bệnh mùa hè, đảm bảo ATTP Tết Trung thu, Tết Nguyên đán...) và đột xuất trong lĩnh vực liên quan trên địa bàn xã trong năm, tham mưu UBND xã phối hợp các phòng ban liên quan thành lập các đoàn kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định.

Tổng hợp Báo cáo kết quả triển khai công tác đảm bảo ATTP trên lĩnh vực Y tế về UBND xã và huyện theo quy định

3.  Công chức Địa chính

Tham mưu UBND xã thực hiện công tác thống kê, cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kiểm tra, giám sát theo phân công, phân cấp quản lý; tổng hợp báo cáo công tác đảm bảo ATTP theo quy định.

Tham mưu cho BCĐ về kiểm tra, giám sát cá nhân, hộ gia đình các HTX kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã.

Lập kế hoạch và thực hiện xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Và thực phẩm tiêu dùng thông qua chuỗi.

Cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, VTNN và ATTP trên địa bàn cho cơ quan chức năng.

5. Các trường học

 Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm trong các trường học, huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

 Riêng trường Mầm Non:  Duy trì thực hiện bếp ăn bán trú theo tiêu chí bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP theo thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ y tế.

6. Công chức Văn hóa XH

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, kiến thức về VSATTP. Chỉ đạo, hướng dẫn đài truyền thanh tăng cường công tác tuyên truyền kịp thời các đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Nghị quyết số 04-NQ/TU và kết quả thực hiện công tác đảm bảo VSATTP; Duy trì thường xuyên chuyên mục “ An toàn thực phẩm” “ nói không với thực phẩm bẩn”. Mỗi tuần có ít nhất hai tin bài về tuyên truyền hoạt động đảm bảo ATTP.

7. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Triển khai công tác tuyên truyền, vận động, phát động các phong trào đảm bảo an toàn thực phẩm trong hội viên, đoàn viên gắn với cuộc vận động xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa ở khu dân cư nhằm hình thành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Tăng cường giám sát công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn xã, phản ánh kịp thời cho BCĐ các phát sinh về VSATTP

Phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức VSATTP cho các hội viên, đoàn viên và người dân để phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, sản xuất và tiêu dùng các thực phẩm an toàn, chú ý đối tượng là người nội trợ, chị em sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú.

8. Các thành viên còn lại trong Ban chỉ đạo thực hiện theo nội dung Thông báo Phân công nhiệm vụ thành viên BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Hà Châu.

          Trên đây là Kế hoạch hoạt động của BCĐVSATTP về công tác đảm bảo VSATTP năm 2024 trên địa bàn xã Hà Châu. Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ giám sát cộng đồng thôn căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

 

Nơi nhận:                                                                                 

- TTr ĐU, HĐND, UBND xã (B/C);

- Ban chỉ đạo VSATTP xã, (T/H);

- MTTQ và các đoàn thể (TH);

- Các tổ giám sát công đồng (TH);                    

- Lưu: VT, ĐC.

TRƯỞNG BAN

 

 

(Đã ký)

 

 

CHỦ TỊCH UBND xã

Hoàng Văn Thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Kế hoạch Hoạt động của Ban chỉ đạo quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Hà Châu năm 2024

Đăng lúc: 15/01/2024 00:00:00 (GMT+7)

 

UBND XÃ HÀ CHÂU

BCĐ QUẢN LÝ VSATTP


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 01 /KH - BCĐ

Hà Châu, ngày  15 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Hoạt động của Ban chỉ đạo quản lý vệ sinh an toàn

thực phẩm xã Hà Châu năm 2024.


 


Thực hiện Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy Hà Châu về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

Thực hiện Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND xã Hà Châu thực hiện Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

Ban chỉ đạo quản lý VSATTP xã xây dựng kế hoạch hoạt động triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024 trên địa bàn, cụ thể như sau:

  I. MỤC TIÊU

1. Mục đích.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo xã, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu chỉ tiêu về ATTP được giao năm 2023; Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy Hà Châu về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025. Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND xã Hà Châu thực hiện Kế hoạch hành động số 19-KH/ĐU ngày 20/12/2021 của Đảng ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã đến năm 2025.

          - Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên BCĐ quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực và trách nhiệm trong chỉ đạo đơn vị được phân công phụ trách về công tác vệ sinh an thực phẩm.

- Tăng cường sự phối hợp công tác, xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP đoàn thể, thành viên Ban Chỉ đạo xã.

          - Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện điều phối hoạt động giữa các phòng, ban, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ được UBND xã, Chủ tịch UBND xã giao.

- Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ về an toàn thực phẩm, việc duy trì các tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao đã đạt được năm 2023.

- Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, các giải pháp xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các phòng, ban, đơn vị. Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cấp xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

          - Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm; hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu, gúp việc cho Ban Chỉ đạo xã trong việc thực hiện điều phối hoạt động giữa các Ban, các bộ phận, các thôn các tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ được UBND xã, Chủ Tịch UBND xã giao; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tế triển khai công tác VSATTP trên địa bàn.

2. Yêu cầu.

- Các hoạt động về đảm bảo VSATTP phải được triển khai thực hiện khách quan, nghiêm túc, tiết kiệm, đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch.

- Các Ban ngành đoàn thể, các thôn các đơn vị có liên quan, thành viên Ban Chỉ đạo xã chủ động triển khai công tác quản lý về VSATTP trên địa bàn xã theo chức năng và phạm vị quản lý.

- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động, thực hiện có trọng tâm trọng điểm, thiết thực, hiệu quả; bám sát vào nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tê – xã hội, đảm bảo AN – QP gắn với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

1. Công tác chỉ đạo điều hành.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí xã an toàn thực phẩm nâng cao đã đạt.

- Kiện toàn ban chỉ đạo khi thay đổi thành viên, ban hành kế hoạch hoạt động hàng năm theo quy chế.

- Chỉ đạo tổ giám sát cộng đồng các thôn và chợ Nga Châu xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm hàng tháng và báo cáo về BCĐ xã theo quy định.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và tập huấn để nâng cao nhận thức cho cán bộ, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhân dân về ATTP.  

Tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch của UBND xã Hà Châu về việc thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về ATTP trên địa bàn xã năm 2024 với các chỉ tiêu cụ thể.

- Đài truyền thanh xã tăng cường thời lượng, tần suất phát sóng tuyên truyền về ATTP trên hệ thống đài truyền thanh của xã ít nhất 2 lần/tuần và duy trì xuyên suốt trong cả năm.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức trách nhiệm của đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tự giác tham gia thực hiện công tác đảm bảo ATTP.

- Đẩy mạnh tuyên truyền công tác ATTP tại các cơ sở giáo dục nâng cao kiến thức về ATTP vào nội dung, kế hoạch giáo dục của nhà trường trong các hoạt động chính khóa, ngoại khóa.

* Tăng cường công tác tuyên truyền bằng các hình thức trực quan, tuyên truyền lưu động nhất là các đợt cao điểm. Chủ trì in và treo băng zôn, phát tờ rơi tuyên truyền về ATTP 3 đợt. Đăng tải các tin bài hình ảnh về công tác ATTP trên trang Thông tin điện tử của xã.

- Tết nguyên đán Giáp thìn: Treo 8 băng zôn, tại các trục đường chính; khu trung tâm xã, chợ Nga Châu tuyên truyền về công về ATTP. Phát 45 tờ rơi.

- Tháng hành động vì an toàn thực phẩm: Treo 8 băng zôn, tại các trục đường chính, khu trung tâm xã, chợ Nga Châu tuyên truyền về công về ATTP. Phát 50 tờ rơi.

- Tết trung thu: Treo 8 băng zôn, tại các trục đường chính; khu trung tâm xã, chợ Nga Châu tuyên truyền về công về ATTP. Phát 60 tờ rơi.

- Chủ trì tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước và cập nhật kiến thức về ATTP cho cán bộ, công chức và các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của UBND xã. Phối hợp với huyện cử cán bộ tham gia tập huấn về công tác an toàn thực phẩm.

3. Công tác thống kê, phân loại và quản lý cơ sở thực phẩm.

Lập sổ thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát sinh mới trên địa bàn xã theo quy định.

4. Công tác ký cam kết.

Theo dõi, thống kê tổ chức ký cam kết đối với cơ sở phát sinh mới và tổ chức ký cam kết lại đối với các cơ sở hết thời gian thực hiện cam kết 3 năm về ATTP theo quy định. (căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/ 2018  của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Hướng dẫn số 1068/2018/TT-BCT ngày 15/5/2018 của Sở Công Thương; Thông tư 47/2015/TT-BYT của Bộ y tế).

5. Công tác kiểm tra giám sát.

Căn cứ vào sổ thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định về phân cấp quản lý, xây dựng kiểm tra định kỳ vào 3 đợt cao điểm (Tết Nguyên đán Giáp thìn, Tháng hành động và Tết Trung Thu) và kiểm tra đột xuất ( nếu có). Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra năm 2024 của UBND xã, với chỉ tiêu tổng kiểm tra trong năm 2024 đạt 100% cơ sở; Tổ giám sát cộng đồng thôn thực hiện việc giám sát cơ sở sản xuất ban đầu thuộc lĩnh vực nông nghiệp quản lý đạt trên 100 % cơ sở.

6. Tổ chức thực hiện cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

Đối với sản phẩm thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp quản lý: Ủy quyền cho 8 tổ giám sát cấp giấy xác nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm. Thực hiện giám sát đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ Nga Châu.

Đối với các sản phẩm thuộc ngành công thương 100% các hộ kinh doanh thực phẩm có sổ khám sức khỏe định kỳ và sổ nhập hàng theo dõi nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Đối với các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm có sổ khám sức khỏe định kỳ và sổ nhập hàng theo dõi nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.

7. Cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN và ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của cấp trên đóng trên địa bàn. Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

-  Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN và ATTP thuộc quản lý của cấp trên. BCĐ xã sẽ tiếp theo dõi, thu thập thông tin cũng như lắng nghe những phản ánh kiến nghị của nhân dân lên cấp trên để Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên xử lý kịp thời nếu có hành vi vi phạm.

8. Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn

- Xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chỉ tiêu thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi theo chỉ tiêu giao năm 2024 cụ thể:

+ Chỉ tiêu thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi: 400 tấn gạo; 40 tấn rau, quả; 120 tấn thịt gia súc, gia cầm, 90 tấn thủy sản.

+ Xây dựng 1 chuỗi thịt gia súc, gia cầm

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Xác định công tác Quản lý vệ sinh ATTP là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, gắn liền với cuộc sống của tất cả chúng ta, chính vì vậy mà chúng ta phải có giải pháp cụ thể để thực hiện quản lý ATTP một cách có hiệu quả và thiết thực.

  - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATTP với các hình thức đa dạng, phong phú; Vận động người dân thực hiện tốt Cuộc vận động “Nói không với sản xuất, mua bán và tiêu dùng sản phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn”; triển khai tuyên truyền trong các đợt cao điểm về ATTP.

- Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của BCĐ phụ trách các thôn và chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác VSATTP tại địa phương, phân công cho các ngành phụ trách các tiêu chí như:

+ Trạm y tế phụ trách và chịu trách nhiệm các tiêu chí về y tế.

+ Ban Văn hóa, đài phát thanh chịu trách nhiệm các tiêu chí về thông tin tuyên truyền.

+ Cán bộ thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn các họ Giết mổ ghi chép nguồn gốc lợn, thực hiện đóng dấu kiểm dịch và kiểm soát giết mổ.

+ Công chức địa chính phụ trách tiêu chí các chợ tạm đạt tiêu chí ATTP.

+ MTTQ, các đoàn thể phối hợp với các bộ phụ trách ATTP làm tốt công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng ATTP.

- Tập trung công tác tuyen truyền về ATTP đặc biệt là 3 đợt cao điểm trong năm. In băng zôn, khẩu hiệu về ATTP treo ở các khu vực đông người qua lại.

- Phát động phong trào thi đua về ATTP trong khu dân cư

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát dối với các cơ sở sản xuất, kinh daonh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn

- Tuyên dương, Khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác ATTP, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

 IV. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG.

Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật, giao cho kế toán ngân sách xã phối hợp các bộ phận có liên quan xây dựng dự toán trình Chủ tịch UBND xã xem xét theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm xã.

- Chịu trách nhiệm tham mưu UBND xã chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các ban, ngành và các thôn thực hiện có hiệu quả công tác VSATTP.

            - Tham mưu cho UBND xã tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện và chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác VSATTP tại địa phương.

            - Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động, kinh doanh của các cơ sở; kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh những cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không đúng quy định, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

  - Xây dựng kế hoạch duy trì và giữ vững tiêu chí xã ATTP nâng cao, chợ kinh doanh ATTP.

2. Bà: Hoàng Thị Thủy-  Trưởng trạm y tế xã:

- Tham mưu UBND xã triển khai thực hiện tốt chức năng quản lý về ATTP lĩnh vực y tế trên địa bàn xã. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã hội nhằm huy đội tối đa các nguồn lực để chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Xử lý nhanh khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra; đôn đốc triển khai các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn xã

- Phối hợp thực hiện nội dung về ký cam kết của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do ngành y tế quản lý, khám sức khỏe định kỳ cho người sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

- Tham gia kiểm tra, giám sát cùng Đoàn kiểm tra. Tham mưu ký cam kết các bữa cỗ hiếu, hỷ từ 30 xuất ăn/ lần trở lên.

- Cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời cùng ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ liên quan.

- Tổ chức các hoạt động đảm bảo ATTP định kỳ (Tháng hành động ATTP, đảm bảo ATTP phòng chống dịch bệnh mùa hè, đảm bảo ATTP Tết Trung thu, Tết Nguyên đán...) và đột xuất trong lĩnh vực liên quan trên địa bàn xã trong năm, tham mưu UBND xã phối hợp các phòng ban liên quan thành lập các đoàn kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định.

Tổng hợp Báo cáo kết quả triển khai công tác đảm bảo ATTP trên lĩnh vực Y tế về UBND xã và huyện theo quy định

3.  Công chức Địa chính

Tham mưu UBND xã thực hiện công tác thống kê, cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kiểm tra, giám sát theo phân công, phân cấp quản lý; tổng hợp báo cáo công tác đảm bảo ATTP theo quy định.

Tham mưu cho BCĐ về kiểm tra, giám sát cá nhân, hộ gia đình các HTX kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã.

Lập kế hoạch và thực hiện xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Và thực phẩm tiêu dùng thông qua chuỗi.

Cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, VTNN và ATTP trên địa bàn cho cơ quan chức năng.

5. Các trường học

 Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm trong các trường học, huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

 Riêng trường Mầm Non:  Duy trì thực hiện bếp ăn bán trú theo tiêu chí bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP theo thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ y tế.

6. Công chức Văn hóa XH

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, kiến thức về VSATTP. Chỉ đạo, hướng dẫn đài truyền thanh tăng cường công tác tuyên truyền kịp thời các đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Nghị quyết số 04-NQ/TU và kết quả thực hiện công tác đảm bảo VSATTP; Duy trì thường xuyên chuyên mục “ An toàn thực phẩm” “ nói không với thực phẩm bẩn”. Mỗi tuần có ít nhất hai tin bài về tuyên truyền hoạt động đảm bảo ATTP.

7. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Triển khai công tác tuyên truyền, vận động, phát động các phong trào đảm bảo an toàn thực phẩm trong hội viên, đoàn viên gắn với cuộc vận động xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa ở khu dân cư nhằm hình thành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Tăng cường giám sát công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn xã, phản ánh kịp thời cho BCĐ các phát sinh về VSATTP

Phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức VSATTP cho các hội viên, đoàn viên và người dân để phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, sản xuất và tiêu dùng các thực phẩm an toàn, chú ý đối tượng là người nội trợ, chị em sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú.

8. Các thành viên còn lại trong Ban chỉ đạo thực hiện theo nội dung Thông báo Phân công nhiệm vụ thành viên BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Hà Châu.

          Trên đây là Kế hoạch hoạt động của BCĐVSATTP về công tác đảm bảo VSATTP năm 2024 trên địa bàn xã Hà Châu. Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ giám sát cộng đồng thôn căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

 

Nơi nhận:                                                                                 

- TTr ĐU, HĐND, UBND xã (B/C);

- Ban chỉ đạo VSATTP xã, (T/H);

- MTTQ và các đoàn thể (TH);

- Các tổ giám sát công đồng (TH);                    

- Lưu: VT, ĐC.

TRƯỞNG BAN

 

 

(Đã ký)

 

 

CHỦ TỊCH UBND xã

Hoàng Văn Thanh