Kế hoạch Về việc duy trì tiêu chí xã an toàn thực phẩm năm 2022
BCĐ QL VSATTP |
Hà Châu, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
Về việc duy trì tiêu chí xã an toàn thực phẩm năm 2022
Thực hiện Quyết định số: 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn, an toàn thực phẩm trên địa bàn Tỉnh.
Để duy trì tiêu chí xã ATTP đã được công nhận năm 2021. UBND xã Hà Châu xây dựng kế hoạch với các nội dung sau:
I. Mục đích, yêu cầu
Huy động cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, sự vào cuộc các ban ngành, MTTQ, các đoàn thể xã hội trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao ý thức nhân dân, tự giác sản xuất, buôn bán và tiêu thụ thực phẩm an toàn, hình thành nếp sống văn hóa, góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP.
Tiếp tục nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn xã. Tổ giám sát cộng đồng thôn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhiệm vụ giám sát theo quy chế hoạt động. Kiểm soát chặt chẽ thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ trên thị trường.
II. Mục tiêu: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND Tỉnh Thanh Hóa.
1. 100% từ xã đến thôn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh ATTP.
2. 100% cơ sở mới phát sinh thực hiện ký cam kết đảm bảo ATTP. Từ 50% cơ sở trở lên được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất thực hiện cam kết bảo đảm ATTP theo hướng dẫn liên ngành của bộ Nông nghiệp, bộ công thương và bộ y tế. 100% cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ được thực hiện giám sát
3. 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tuân thủ yêu các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Các sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở giết mổ được đóng dấu kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y trước khi đưa ra thị trường.
4. 90% trở lên các cơ sở sản xuất thực phẩm cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất sứ.
5. Duy trì bếp ăn tập thể trường mầm non đảm bảo ATTP theo quy định.
6. Duy trì và nâng cao chất lượng chợ Nga Châu đạt chợ kinh doanh ATTP đối với chợ tạm.
7. Duy trì 02 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn: 01 chuỗi thịt gia súc, gia cầm, 01 chuỗi trứng.
8. Xây dựng thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi: 500 tấn lúa gạo; 40 tấn rau, quả; 35 tấn thịt gia súc, gia cầm; 60 tấn thủy sản.
III. Nội dung thực hiện
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo quản lý VS ATTP xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên (khi có sự thay đổi các thành viên). Định kỳ họp giao ban hàng tháng, hàng quý để đánh giá tình hình thực hiện và bàn biện pháp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thực phẩm, cơ sở giết mổ trên địa bàn xã, nhắc nhở xử lý kịp thời trường hợp vi phạm.
- Phối hợp với MTTQ, các tổ chức đoàn thể xã tuyên truyền, vận động và giám sát đảm bảo ATTP trên địa bàn xã.
- Chỉ đạo Ban nông nghiệp, Trạm Y tế xã, các ban ngành có liên quan tham mưu cho UBND xã triển khai có hiệu quả công tác quản lý về ATTP.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền
- Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, băng zôn khẩu hiệu, tập huấn xác nhận kiến thức ATTP, qua buổi sinh hoạt thường kỳ của MTTQ và các đoàn thể xã hội, hội nghị nhân dân về luật an toàn thực phẩm, và các văn bản hướng dẫn của nhà nước về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng.
- Tuyên truyền để người tiêu dùng biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vận động người dân tại địa phương tăng cường tố giác các trường hợp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm bẩn. Các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản ban đầu và cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện việc xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản trước khi sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
- Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra, giám sát tất cả các cá nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên đại bàn xã quản lý.
- Nội dung kiểm tra: Tất cả các hồ sơ pháp lý của cơ sở như: Giấy cam kết, GiÊy ®¨ng ký kinh doanh, giÊy khám søc kháe ®Þnh kú
- §iÒu kiÖn c¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ, dông cô sản xuất, kinh doanh. ChÊt lưîng, nguån gèc, xuất xứ sản phẩm. vật tư, giống, thức ăn trong chăn nuôi.
- Quy tr×nh s¶n xuÊt, chÕ biÕn, b¶o qu¶n thùc phÈm, bao gãi, tem nh·n m¸c hµng hãa thùc phÈm...
- Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm ATTP theo quy định của pháp luật.
IV. GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý về an toàn thực phẩm. Đảng ủy ban hành Nghị quyết, UBND xây dựng các kế hoạch xác định chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, thống kê, cập nhật các thông tin, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm trên địa bàn, không để xảy ra những trường hợp vi phạm.
2. Tập trung công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục truyền thông, tăng thời lượng và nội dung các bài phát thanh trên hệ thống truyền thanh của xã và của thôn (ít nhất 01 lần/tuần),
3. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, quý và triển khai đến thôn, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, trường học...
BCĐ, tổ giám sát hoạt động theo Quy chế đã được phê duyệt, các thành viên BCĐ được phân công tăng cường công tác chỉ đạo phối hợp với các bộ phận chuyên môn, các đoàn thể, các thôn, trường học trong công tác giám sát tuyên truyền kiến thức về VSATTP trong lĩnh vực mình phụ trách và lồng ghép các nhiệm vụ thường xuyên trong các cuộc họp.
4. Phối hợp với phòng y tế và trung tâm y tế huyện mở lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm cho nhân viên của các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm.
5. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm ( kiểm tra định kỳ và đột xuất) và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Phối hợp với BQL chợ Nga Châu trong việc thực hiện các tiêu chí duy trì chợ kinh doanh ATTP.
7. Trạm y tế thường xuyên đấu mối với các thôn giám sát, nắm bắt tình hình nghi ngờ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền do thực phẩm gây ra và báo cáo kịp thời lên BCĐ và cấp trên theo đúng quy định.
8. Căn cứ vào đánh giá kết quả thực hiện từng tiêu chí, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ phận phụ trách các nhóm tiêu chí, các tổ giám sát cộng đồng thôn tổng hợp kết quả thực hiện và tiến hành lập hồ sơ theo đề nghị thẩm tra, công nhận xã đảm bảo an toàn thực phẩm kịp tiến độ thời gian.
9. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, công khai, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm; khen thưởng, động viên các gương điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Ban chỉ đạo
- Thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách các thôn. Định kỳ 3 tháng họp 1 lần hoặc tùy theo yêu cầu công tác có thể họp bất thường.
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch vì chất lượng VSATTP và báo cáo định kỳ cho trưởng ban.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của BCĐ QLVSATTP xã
- Chỉ đạo ban nông nghiệp, tổ giám sát cộng đồng thôn giám sát việc thực hiện vệ sinh ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thực hiện ký cam kết, xác nhận nguồn gốc xuất sứ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn xã.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định, hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ đề nghị thẩm định về công tác ATTP.
2. Bộ phận văn hoá xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền về kiến thức VSATTP thông qua các hình thức loa truyền thanh ít nhât 01 lần/tuần, băng zôn, khẩu hiệu nhất là tháng hành động về chất lượng VSATTP, tết Nguyên đán, tết Trung Thu, các dịp lễ hội.
- Tham mưu cho UBND xã trong việc công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, khen thưởng, động viên các gương điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Đối với trạm y tế xã
- Tham mưu cho UBND xã trong công tác tổ chức tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với trung tâm y tế huyện mở các lớp tập huấn kiến thức về ATTP, cấp giấy xác nhận và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/8/2022.
- Tổ chức các hoạt động đảm bảo ATTP định kỳ (Tháng hành động ATTP, phòng chống dịch bệnh mùa hè, đảm bảo ATTP Tết Trung thu, Tết Nguyên đán...) và đột xuất; tham mưu UBND xã phối hợp các phòng ban liên quan thành lập các đoàn kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra Vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Giám sát chặt chẽ các bệnh lây truyền qua thực phẩm và các trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm và báo cáo kịp thời lên tuyến trên.
- Báo cáo định kỳ về công tác ATTP về cấp trên theo quy định hoặc đột xuất.
4. Ban nông nghiệp xã:
- Tham mưu cho UBND xã quản lý nhà nước về công tác ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Hướng dẫn tổ giám sát cộng đồng thôn tổ chức cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ cho cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản, trước khi sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, hướng dẫn nhân dân sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- Kiểm soát chặt chẽ khâu giết mổ và vệ sinh thú y, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện vệ sinh thú y đối với thịt động vật tươi sống bán tại chợ.
- Tham mưu cho UBND kiểm tra việc thực hiện cam kết đối với cơ sở sản xuất nông lâm, thủy sản ban đầu quy định theo thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT.
- Phối hợp cơ quan chuyên môn cấp trên trong kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với BQL chợ tập trung vận động, tuyên truyền các hộ kinh doanh trong chợ bán hàng có nguồn gốc, xuất xứ và kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại chợ.
5. Ban Công an xã:
Phối hợp với Đoàn kiểm tra xã định kì và đột xuất kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, phối hợp với trạm y tế, các ban ngành đoàn thể liên quan phát hiện, điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
6. Công chức tài chính, kế toán
Tham mưu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác vệ sinh ATTP theo quy định.
7. Các nhà trường
- Phối hợp với Ban chỉ đạo xã trong công tác tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể của trường. Nâng cao chất lượng tiêu chí ATTP theo quy định.
- Báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, hoặc các bệnh lây truyền qua thực phẩm ở đơn vị cho BCĐ qua Trạm y tế xã.
8. Các đơn vị th«n
- Tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình tại các khu dân cư thực hiện sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn. Tăng cường công tác truyền thông về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và báo cho Ban chỉ đạo quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã biết nếu có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch giám sát ATTP năm 2022 và thực hiện giám sát theo quy chế. Định kỳ Tổ giám sát họp tháng 1 lần theo quy định. Kế hoạch giám sát hoàn thành trước ngày 31/1/2022.
Báo cáo kết quả hoạt động giám sát về công tác ATTP về ban nông nghiệp xã trước ngày 20 hàng tháng.
- Theo dõi cập nhật thống kê các cơ sở sản xuất phát sinh trên địa bàn thôn, thực hiện ký cam kết đảm bảo ATTP.
- Tổ giám sát thừa ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cấp giấy xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thực phẩm cho cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản ban đầu nhỏ lẻ theo quyết định 91 ngày 14/2/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
9. Đề nghị MTTQ xã và các đoàn thể xã hội
- Tăng cường sự phối hợp với BCĐ về công tác tuyên truyền, vận động đến toàn thể các hội viên và nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã ban hành chương trình phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể của xã.
- Thường trực UBMTTQ xã chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch; xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện; tổ chức tập huấn, giám sát, hướng dẫn Ban CTMT các thônn triển khai thực hiện.
- Hội Cựu chiến binh xã: Tuyên truyền, hướng dẫn các gia đình hội viên thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Phối hợp cùng các bộ phận chuyên môn vận động phát giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn xã
- Hội Liên hiệp Phụ nữ xã: Tuyên truyền, vận động hội viên và gia đình do phụ nữ làm chủ hộ thực hiện sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn, gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình năm không, ba sạch do Hội cấp trên phát động. Thành lập câu lạc bộ chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp giám sát an toàn thực phẩm tại chợ và các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn xã.
- Đoàn thanh niên xã: Hướng dẫn đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
- Các tổ chức thành viên khác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã: Chủ động đề xuất và hướng dẫn hội viên và các chi hội tham gia thực hiện Kế hoạch này đạt kết quả cao.
Trên đây là kế hoạch duy trì xã đảm bảo an toàn thực phẩm của UBND xã, đề nghị Ban chỉ đạo, Ban nông nghiệp, Tổ giám sát cộng đồng thôn, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, các nhà trường; tổ giám sát cộng đồng thôn xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện./
Nơi nhận: - BCĐ VSATTP huyện (BC); - TT ĐU, TT UBND (BC); - Thành viên BCĐ (TH); - Đơn vị thôn (TH); - Lưu: VT, ĐCNN. | KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN
PCT UBND XÃ Lê Viết Định |
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo Về lịch kiểm tra vệ sin an toàn thực phẩm trong dịp tết trung thu năm 2024.
05/09/2024 00:00:00 -
Kế hoạch Đảm bảo an toàn thực phẩm tết trung thu năm 2024
04/09/2024 00:00:00 -
Quyết định Về việc thành lập đoàn kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung Thu năm 2024.
04/09/2024 00:00:00 -
Thông báo Về kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong tháng hành động năm 2024
21/05/2024 00:00:00
Kế hoạch Về việc duy trì tiêu chí xã an toàn thực phẩm năm 2022
BCĐ QL VSATTP |
Hà Châu, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
Về việc duy trì tiêu chí xã an toàn thực phẩm năm 2022
Thực hiện Quyết định số: 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn, an toàn thực phẩm trên địa bàn Tỉnh.
Để duy trì tiêu chí xã ATTP đã được công nhận năm 2021. UBND xã Hà Châu xây dựng kế hoạch với các nội dung sau:
I. Mục đích, yêu cầu
Huy động cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, sự vào cuộc các ban ngành, MTTQ, các đoàn thể xã hội trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao ý thức nhân dân, tự giác sản xuất, buôn bán và tiêu thụ thực phẩm an toàn, hình thành nếp sống văn hóa, góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP.
Tiếp tục nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn xã. Tổ giám sát cộng đồng thôn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhiệm vụ giám sát theo quy chế hoạt động. Kiểm soát chặt chẽ thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ trên thị trường.
II. Mục tiêu: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND Tỉnh Thanh Hóa.
1. 100% từ xã đến thôn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh ATTP.
2. 100% cơ sở mới phát sinh thực hiện ký cam kết đảm bảo ATTP. Từ 50% cơ sở trở lên được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất thực hiện cam kết bảo đảm ATTP theo hướng dẫn liên ngành của bộ Nông nghiệp, bộ công thương và bộ y tế. 100% cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ được thực hiện giám sát
3. 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tuân thủ yêu các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Các sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở giết mổ được đóng dấu kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y trước khi đưa ra thị trường.
4. 90% trở lên các cơ sở sản xuất thực phẩm cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất sứ.
5. Duy trì bếp ăn tập thể trường mầm non đảm bảo ATTP theo quy định.
6. Duy trì và nâng cao chất lượng chợ Nga Châu đạt chợ kinh doanh ATTP đối với chợ tạm.
7. Duy trì 02 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn: 01 chuỗi thịt gia súc, gia cầm, 01 chuỗi trứng.
8. Xây dựng thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi: 500 tấn lúa gạo; 40 tấn rau, quả; 35 tấn thịt gia súc, gia cầm; 60 tấn thủy sản.
III. Nội dung thực hiện
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo quản lý VS ATTP xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên (khi có sự thay đổi các thành viên). Định kỳ họp giao ban hàng tháng, hàng quý để đánh giá tình hình thực hiện và bàn biện pháp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thực phẩm, cơ sở giết mổ trên địa bàn xã, nhắc nhở xử lý kịp thời trường hợp vi phạm.
- Phối hợp với MTTQ, các tổ chức đoàn thể xã tuyên truyền, vận động và giám sát đảm bảo ATTP trên địa bàn xã.
- Chỉ đạo Ban nông nghiệp, Trạm Y tế xã, các ban ngành có liên quan tham mưu cho UBND xã triển khai có hiệu quả công tác quản lý về ATTP.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền
- Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, băng zôn khẩu hiệu, tập huấn xác nhận kiến thức ATTP, qua buổi sinh hoạt thường kỳ của MTTQ và các đoàn thể xã hội, hội nghị nhân dân về luật an toàn thực phẩm, và các văn bản hướng dẫn của nhà nước về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng.
- Tuyên truyền để người tiêu dùng biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vận động người dân tại địa phương tăng cường tố giác các trường hợp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm bẩn. Các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản ban đầu và cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thực hiện việc xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản trước khi sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
- Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra, giám sát tất cả các cá nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên đại bàn xã quản lý.
- Nội dung kiểm tra: Tất cả các hồ sơ pháp lý của cơ sở như: Giấy cam kết, GiÊy ®¨ng ký kinh doanh, giÊy khám søc kháe ®Þnh kú
- §iÒu kiÖn c¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ, dông cô sản xuất, kinh doanh. ChÊt lưîng, nguån gèc, xuất xứ sản phẩm. vật tư, giống, thức ăn trong chăn nuôi.
- Quy tr×nh s¶n xuÊt, chÕ biÕn, b¶o qu¶n thùc phÈm, bao gãi, tem nh·n m¸c hµng hãa thùc phÈm...
- Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm ATTP theo quy định của pháp luật.
IV. GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý về an toàn thực phẩm. Đảng ủy ban hành Nghị quyết, UBND xây dựng các kế hoạch xác định chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, thống kê, cập nhật các thông tin, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm trên địa bàn, không để xảy ra những trường hợp vi phạm.
2. Tập trung công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục truyền thông, tăng thời lượng và nội dung các bài phát thanh trên hệ thống truyền thanh của xã và của thôn (ít nhất 01 lần/tuần),
3. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, quý và triển khai đến thôn, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, trường học...
BCĐ, tổ giám sát hoạt động theo Quy chế đã được phê duyệt, các thành viên BCĐ được phân công tăng cường công tác chỉ đạo phối hợp với các bộ phận chuyên môn, các đoàn thể, các thôn, trường học trong công tác giám sát tuyên truyền kiến thức về VSATTP trong lĩnh vực mình phụ trách và lồng ghép các nhiệm vụ thường xuyên trong các cuộc họp.
4. Phối hợp với phòng y tế và trung tâm y tế huyện mở lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm cho nhân viên của các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm.
5. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm ( kiểm tra định kỳ và đột xuất) và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Phối hợp với BQL chợ Nga Châu trong việc thực hiện các tiêu chí duy trì chợ kinh doanh ATTP.
7. Trạm y tế thường xuyên đấu mối với các thôn giám sát, nắm bắt tình hình nghi ngờ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền do thực phẩm gây ra và báo cáo kịp thời lên BCĐ và cấp trên theo đúng quy định.
8. Căn cứ vào đánh giá kết quả thực hiện từng tiêu chí, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ phận phụ trách các nhóm tiêu chí, các tổ giám sát cộng đồng thôn tổng hợp kết quả thực hiện và tiến hành lập hồ sơ theo đề nghị thẩm tra, công nhận xã đảm bảo an toàn thực phẩm kịp tiến độ thời gian.
9. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, công khai, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm; khen thưởng, động viên các gương điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Ban chỉ đạo
- Thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách các thôn. Định kỳ 3 tháng họp 1 lần hoặc tùy theo yêu cầu công tác có thể họp bất thường.
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch vì chất lượng VSATTP và báo cáo định kỳ cho trưởng ban.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của BCĐ QLVSATTP xã
- Chỉ đạo ban nông nghiệp, tổ giám sát cộng đồng thôn giám sát việc thực hiện vệ sinh ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thực hiện ký cam kết, xác nhận nguồn gốc xuất sứ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn xã.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định, hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ đề nghị thẩm định về công tác ATTP.
2. Bộ phận văn hoá xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền về kiến thức VSATTP thông qua các hình thức loa truyền thanh ít nhât 01 lần/tuần, băng zôn, khẩu hiệu nhất là tháng hành động về chất lượng VSATTP, tết Nguyên đán, tết Trung Thu, các dịp lễ hội.
- Tham mưu cho UBND xã trong việc công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, khen thưởng, động viên các gương điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Đối với trạm y tế xã
- Tham mưu cho UBND xã trong công tác tổ chức tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với trung tâm y tế huyện mở các lớp tập huấn kiến thức về ATTP, cấp giấy xác nhận và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/8/2022.
- Tổ chức các hoạt động đảm bảo ATTP định kỳ (Tháng hành động ATTP, phòng chống dịch bệnh mùa hè, đảm bảo ATTP Tết Trung thu, Tết Nguyên đán...) và đột xuất; tham mưu UBND xã phối hợp các phòng ban liên quan thành lập các đoàn kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra Vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Giám sát chặt chẽ các bệnh lây truyền qua thực phẩm và các trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm và báo cáo kịp thời lên tuyến trên.
- Báo cáo định kỳ về công tác ATTP về cấp trên theo quy định hoặc đột xuất.
4. Ban nông nghiệp xã:
- Tham mưu cho UBND xã quản lý nhà nước về công tác ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Hướng dẫn tổ giám sát cộng đồng thôn tổ chức cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ cho cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản, trước khi sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, hướng dẫn nhân dân sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- Kiểm soát chặt chẽ khâu giết mổ và vệ sinh thú y, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện vệ sinh thú y đối với thịt động vật tươi sống bán tại chợ.
- Tham mưu cho UBND kiểm tra việc thực hiện cam kết đối với cơ sở sản xuất nông lâm, thủy sản ban đầu quy định theo thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT.
- Phối hợp cơ quan chuyên môn cấp trên trong kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với BQL chợ tập trung vận động, tuyên truyền các hộ kinh doanh trong chợ bán hàng có nguồn gốc, xuất xứ và kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại chợ.
5. Ban Công an xã:
Phối hợp với Đoàn kiểm tra xã định kì và đột xuất kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, phối hợp với trạm y tế, các ban ngành đoàn thể liên quan phát hiện, điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
6. Công chức tài chính, kế toán
Tham mưu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác vệ sinh ATTP theo quy định.
7. Các nhà trường
- Phối hợp với Ban chỉ đạo xã trong công tác tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể của trường. Nâng cao chất lượng tiêu chí ATTP theo quy định.
- Báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, hoặc các bệnh lây truyền qua thực phẩm ở đơn vị cho BCĐ qua Trạm y tế xã.
8. Các đơn vị th«n
- Tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình tại các khu dân cư thực hiện sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn. Tăng cường công tác truyền thông về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và báo cho Ban chỉ đạo quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã biết nếu có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch giám sát ATTP năm 2022 và thực hiện giám sát theo quy chế. Định kỳ Tổ giám sát họp tháng 1 lần theo quy định. Kế hoạch giám sát hoàn thành trước ngày 31/1/2022.
Báo cáo kết quả hoạt động giám sát về công tác ATTP về ban nông nghiệp xã trước ngày 20 hàng tháng.
- Theo dõi cập nhật thống kê các cơ sở sản xuất phát sinh trên địa bàn thôn, thực hiện ký cam kết đảm bảo ATTP.
- Tổ giám sát thừa ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cấp giấy xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thực phẩm cho cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản ban đầu nhỏ lẻ theo quyết định 91 ngày 14/2/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
9. Đề nghị MTTQ xã và các đoàn thể xã hội
- Tăng cường sự phối hợp với BCĐ về công tác tuyên truyền, vận động đến toàn thể các hội viên và nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã ban hành chương trình phối hợp thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể của xã.
- Thường trực UBMTTQ xã chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch; xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện; tổ chức tập huấn, giám sát, hướng dẫn Ban CTMT các thônn triển khai thực hiện.
- Hội Cựu chiến binh xã: Tuyên truyền, hướng dẫn các gia đình hội viên thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Phối hợp cùng các bộ phận chuyên môn vận động phát giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn xã
- Hội Liên hiệp Phụ nữ xã: Tuyên truyền, vận động hội viên và gia đình do phụ nữ làm chủ hộ thực hiện sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn, gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình năm không, ba sạch do Hội cấp trên phát động. Thành lập câu lạc bộ chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp giám sát an toàn thực phẩm tại chợ và các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn xã.
- Đoàn thanh niên xã: Hướng dẫn đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
- Các tổ chức thành viên khác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã: Chủ động đề xuất và hướng dẫn hội viên và các chi hội tham gia thực hiện Kế hoạch này đạt kết quả cao.
Trên đây là kế hoạch duy trì xã đảm bảo an toàn thực phẩm của UBND xã, đề nghị Ban chỉ đạo, Ban nông nghiệp, Tổ giám sát cộng đồng thôn, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, các nhà trường; tổ giám sát cộng đồng thôn xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện./
Nơi nhận: - BCĐ VSATTP huyện (BC); - TT ĐU, TT UBND (BC); - Thành viên BCĐ (TH); - Đơn vị thôn (TH); - Lưu: VT, ĐCNN. | KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN
PCT UBND XÃ Lê Viết Định |
Tin khác
Tin nóng
CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
-
Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
06/01/2025 -
kết quả giải quyết hồ sơ tháng 9/2024
28/11/2024 -
công khai kết quả giải quyết hồ sơ tháng 10/2024
28/11/2024 -
công khai kết quả giải quyết hồ sơ tháng 11/2024
28/11/2024 -
Công khai kết quả giải quyết TTHC tháng 3/2024
26/11/2024